Huyền Thoại Cà Phê Chồn

Phần 2: Sứ Mệnh, Mồ Hôi Và Nước Mắt

KHỞI ĐẦU CỦA MỘT SỨ MỆNH ĐƠN GIẢN

Khoảng hơn 15 năm trước đây, một nông dân Đắk Lắk bắt đầu thử nghiệm làm trang trại chồn chỉ với vài ba con giống mua về từ nhà hàng chỉ để “Xem cà phê cứt chồn như thế nào?” – Sứ mệnh của anh thật đơn giản.
Nhưng suốt nhiều năm sau đó, anh đã phải trải qua những đêm mất ngủ, kiệt sức, toan tính để lo cho đàn chồn, từ chuyện tập cho chồn ăn cháo, chữa những bệnh không rõ nguyên nhân, đến học tập tính sinh sản của chúng. Vì đàn chồn, anh đã phải hy sinh, thậm chí phải bán đi những tài sản giá trị.
Và đấy vẫn chưa phải là phần khó khăn nhất, mà là việc hợp pháp hóa nuôi chồn. Anh đã mất tới vài năm ra Bắc vào Nam thuyết phục các ban, ngành, bộ, kiên nhẫn chờ đợi từng chính sách mới, tập hợp từng chữ ký một để cuối cùng mới có được tờ giấy phép chưa có tiền lệ.
Và thế là đam mê ban đầu dần trở thành nghiệp dính theo người. Hay nói cách khác, đấy chính là sự tận hiến.

HÀNH TRÌNH ĐẦY MỒ HÔI VÀ NƯỚC MẮT

  • Năm 2008, Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature) đã xếp loại cầy vòi là “Ít quan tâm” vì chúng sống trên nhiều kiểu môi trường tự nhiên, phân bố rộng, lượng cá thể đủ đông và ít suy giảm thấp (1).
  • Họ cầy vòi (Viverridae) có tuyến xạ sản sinh ra xạ hương có mùi giống cơm nếp mới, vốn là chất vừa tạo mùi vừa là chất cầm hương có giá trị cao dùng trong công nghệ nước hoa.
  • Đến nay, có tới 35 loài trong họ cầy vòi đã được mô tả (2). Ở Việt Nam, có ít nhất 8 loài đã được ghi nhận, nhưng trong đó chỉ có 2 loài phân bố rộng ở Tây Nguyên là cầy vòi hương, hay còn gọi là cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus) và cầy vòi mốc (Paguma larvata) là có thói quen ăn cà phê.
  • Do hàm răng của cầy vòi mốc vốn có trọng lượng trưởng thành lớn hơn thường làm vỡ vỏ thóc cà phê, nên loài cầy vòi hương thường được ưu tiên chọn nuôi để làm cà phê Chồn.
  • Trong thời gian đầu, chúng tôi mua cầy vòi—tức chồn từ các nhà hàng với nhiều con bị thương do dính bẫy cần điều trị. Ngày nay, hầu hết số lượng đàn đều do sinh sản tự nhiên, được đăng ký hợp pháp ở Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk.
  • Để giữ sức khỏe cho đàn chồn, thay vì nuôi nhốt chúng tôi nuôi thả trong môi trường thiên nhiên giả lập: trại là khu đất rộng bao quanh bằng tường rào cao, bên trong trồng nhiều cây cối cách xa tường để chồn không nhảy được ra ngoài.
  • Chỉ có chồn bệnh, chồn sinh sản hay chồn khỏe trong thời gian sản xuất cà phê mới được nuôi nhốt để tiện chăm sóc và khai thác.

(1) “Paradoxurus hermaphroditus”. Red List of Threatened Species. Version 2010.4. Inter -national Union for Conservation of Nature.
(2) Wilson, Don E., and Reeder, DeeAnn M., eds. Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (3rd ed.). Johns Hopkins University Press, pp. 548-559. ISBN 978080188221-0

(Còn tiếp)