Thành phần: 100% Cà phê Robusta
Khối lượng tịnh: 150g
Hạn sử dụng: 24 tháng
Thiết kế bao bì Giftset phù hợp để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, ngoại giao,...
Cà phê Robusta, hay còn có tên gọi là cà phê vối với vị đắng đậm và hương thơm nồng nàn, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt. Từ những quán cà phê cóc bình dân đến những chuỗi cà phê hiện đại, cà phê Robusta luôn giữ một vị trí quan trọng, góp phần tạo nên nét văn hóa cà phê đặc trưng của người Việt.
NGUỒN GỐC CÀ PHÊ ROBUSTA (CÀ PHÊ VỐI)
Khởi Nguồn Từ Trung Phi
Coffea Canephora – Cà phê Robusta được phát hiện lần đầu tiên ở Congo – Bỉ (thuộc châu Phi) vào những năm 1800. Coffea canephora còn là một loại cây bản địa của các khu rừng nhiệt đới xung quanh Hồ Victoria ở Uganda. Cà phê Robusta được đưa vào Đông Nam Á vào những năm 1900, sau khi bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust) đã quét sạch toàn bộ giống Arabica ở Sri Lanka năm 1869 (hay 1867 theo Wiki), đồng thời tấn công hầu hết các đồn điền ở Java – Indonesia năm 1876.
Hiện tại Robusta chiếm từ 30% đến 40% tổng sản lượng cà phê thế giới, phổ biến ở Tây và Trung Phi, Đông Nam Á, Trung – Nam Mỹ chủ yếu là Brazil (nơi nó được gọi là Conillon).
Tên Gọi Ẩn Chứa Bản Chất Mạnh Mẽ
Tên gọi "Robusta" (tiếng Latinh có nghĩa là "mạnh mẽ") đã phản ánh đúng bản chất của loài cây này – một sức sống mãnh liệt, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện khắc nghiệt tốt hơn so với loài cà phê Arabica truyền thống. Chính nhờ sự mạnh mẽ và bền bỉ này, Robusta đã trở thành một trong những loại cà phê được trồng phổ biến nhất trên thế giới.
CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM - CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI VIỆT
Vai Trò Quan Trọng Trong Ngành Cà Phê Việt
Mặc dù cà phê Arabica được coi là loại cà phê chất lượng cao hơn, nhưng cà phê Robusta vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong ngành cà phê Việt Nam. Cà phê trồng ở Việt Nam cũng cho năng suất cao. Sản lượng cà phê của nước ta cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta số 1 thế giới, chiếm 35% sản lượng toàn cầu trong năm 2023–2024, chiếm 78% kim ngạch và 91% về lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Vùng Trồng Robusta Nổi Tiếng
Tại Việt Nam cà phê Robusta được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên, chủ yếu tập trung vào năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Một số tỉnh trung du như Đồng Nai và Vũng Tàu cũng có trồng cà phê Robusta. Việt Nam có những vùng trồng cà phê robusta nổi tiếng như Pleiku, Ayun Pa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột, Đắc-min hay Cư Kuin. Trong đó, nổi bật nhất là Buôn Ma Thuột, hiện được truyền thông là kinh đô cà phê của Việt Nam. Cùng với đó, cà phê Robusta Buôn Ma Thuột cũng được quảng bá là chỉ dẫn địa lý cho cà phê Robusta chất lượng cao của Việt Nam. Ngoài ra, cà phê Robusta Long Khánh (thuộc Đồng Nai) cũng có những đặc trưng rất riêng. Đặc biệt là, một vài huyện tại Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển cũng trồng được cà phê Robusta và cho kết quả năng suất tương đối tốt.
Trong số các vùng trồng Robusta tại Việt Nam, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được coi là "thủ phủ" của cà phê Robusta Việt Nam. Với điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp, cùng với kỹ thuật canh tác tiên tiến, cà phê Robusta Buôn Ma Thuột đã tạo nên hương vị đặc trưng, được đánh giá cao trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chất Lượng Cà Phê Robusta Việt Nam
Cà phê Robusta Việt Nam được biết đến với chất lượng tốt và hương vị đặc trưng mà không thể nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm nổi bật về chất lượng của cà phê Robusta Việt Nam:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Cà phê Robusta Việt Nam được trồng ở các vùng đất có độ cao từ 200-900 mét so với mực nước biển, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió, nắng và mưa phù hợp. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho cây cà phê phát triển và cho trái cà phê chín đều, mang lại hương vị tuyệt vời.
Chất lượng hạt cà phê: Hạt cà phê Robusta Việt Nam thường có kích thước lớn, màu sắc đồng đều và chứa nhiều cafein, tạo ra hương vị đậm đà và mạnh mẽ. Quá trình chế biến cà phê cũng được thực hiện cẩn thận để bảo toàn hương vị tự nhiên của cà phê.
Kiểm soát chất lượng: Ngành sản xuất cà phê Robusta Việt Nam ngày càng chú trọng vào việc kiểm soát chất lượng từ quá trình trồng, chăm sóc cây cà phê đến quá trình chế biến và đóng gói. Điều này giúp đảm bảo rằng cà phê Robusta Việt Nam luôn đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao.
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CÀ PHÊ ĐẶC SẢN M'JA 100% ROBUSTA
Cà phê Robusta có nhiều đặc điểm nổi bật, khiến nó trở thành một sự lựa chọn đáng giá cho những người yêu thích hương vị mạnh mẽ và cá tính.
Hàm lượng caffeine cao
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của cà phê Robusta là hàm lượng caffeine cao, khoảng 2,5% so với 1,5% của cà phê Arabica. Điều này mang đến hiệu quả kích thích tinh thần mạnh mẽ hơn, giúp tăng cường sự tỉnh táo và năng lượng.
Hạt cà phê to và tròn
Hạt cà phê Robusta có kích thước lớn hơn và hình tròn hơn so với hạt Arabica. Điều này làm cho quá trình rang và xay hạt Robusta dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm cuối cùng.
Sắc tố đậm
Cà phê Robusta có màu nâu đậm hơn so với Arabica, do hàm lượng chất béo cao hơn. Điều này tạo nên một vẻ ngoài đậm đà và hấp dẫn cho ly cà phê Robusta, phù hợp với những người yêu thích sự mạnh mẽ và cá tính.
Hương vị đậm đà, mạnh mẽ
Đặc điểm nổi bật nhất của cà phê Robusta chính là hương vị đậm đà, mạnh mẽ, với vị đắng chát đặc trưng. Hương thơm của Robusta nồng nàn, dễ dàng nhận biết với những nốt hương của đất, hạt tiêu đen, sô cô la đen. Đây là một trải nghiệm vị giác hoàn toàn khác biệt so với cà phê Arabica truyền thống.
CHI TIẾT SẢN PHẨM
- Thành phần: 100% Robusta
- Dạng: Bột (Ground)
- Vùng Cà phê: Đắk Lắk
- Hương vị: Hương thơm cacao, hạt phỉ đặc trưng của Robusta tại vùng đất Tây Nguyên tạo nên vị đắng đậm từ đường caramel hóa, kết hợp cùng hậu vị ngọt béo kéo dài từ hương mật ong, sữa dừa.
- Độ rang: Rang tối màu
- Cách pha cà phê: Điều chỉnh độ xay cà phê tùy theo mục đích sử dụng.
- Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ NSX (NSX được in trên bao bì)
- Bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng.
LỢI ÍCH SỨC KHỎE TỪ CÀ PHÊ ROBUSTA
Ngoài việc mang lại trải nghiệm hương vị đặc trưng, cà phê Robusta còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với người tiêu dùng.
Tăng cường năng lượng
Nhờ hàm lượng caffeine cao, cà phê Robusta giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo cho người uống. Mỗi ngụm cà phê Robusta sẽ mang lại cảm giác sảng khoái và minh mẫn, giúp bắt đầu ngày mới đầy năng động.
Bảo vệ gan
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê Robusta có thể giúp bảo vệ gan khỏi các bệnh liên quan đến gan như xơ gan, ung thư gan. Caffeine và các chất chống oxy hóa trong cà phê Robusta đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe gan.
Giảm nguy cơ mắc bệnh
Cà phê Robusta cũng được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, Parkinson và Alzheimer. Caffeine và các chất chống oxy hóa trong cà phê có thể đóng vai trò phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh này.
HƯỚNG DẪN PHA CÀ PHÊ ĐẶC SẢN M'JA 100% ROBUSTA (PURE ROBUSTA COFFEE)
Khi pha cà phê đặc sản M'JA của Huyền Thoại Núi, bạn có thể pha chế theo cách riêng của mình hoặc làm theo hướng dẫn đơn giản sau để thưởng thức ly cà phê ngon:
- Xay cà phê hạt thành bột với kích cỡ phù hợp với dụng cụ pha của bạn.
- Hãy bắt đầu bằng việc làm nóng phin. Đặt phin lên ly, sau đó rót nước sôi vào phin. Chờ cho nước chảy hết trước khi đổ đi. (Việc này không chỉ giúp làm nóng phin mà còn giúp làm sạch phin. Nếu phin không được làm sạch kỹ, cà phê từ lần pha trước có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê mới).
- Sau khi đổ cà phê vào phin, hãy nhẹ nhàng lắc phin để bề mặt cà phê trở nên đồng đều. Để tránh việc cà phê quá mịn hoặc lỗ phin quá to, dẫn đến việc cà phê bột rơi xuống ly.
- Đổ một chút nước sôi vào phin và đợi cà phê nở ra. Sau đó, rót khoảng 30-40ml nước sôi từ trung tâm phin ra ngoài theo hình xoắn ốc, đậy nắp và chờ 2 phút cho cà phê nở ra. Dùng ấm nước có vòi nhỏ để không làm xáo trộn cà phê trong phin.
- Sau khi cà phê đã nở, sử dụng lưỡi gà để nén cà phê.
- Rót 45-60ml nước sôi vào phin theo hình xoắn ốc, từ trong ra ngoài, sau đó đậy nắp phin.
- Thêm đường, sữa và đá tùy vào khẩu vị của bạn và thưởng thức.
Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
- Nước cốt chảy xuống quá nhanh (do cà phê quá thô hoặc lực nén không đủ).
- Nước chảy xuống bình thường (mất khoảng 5-7 phút).
- Không có cà phê chảy xuống (do cà phê quá mịn hoặc nén quá chặt).